Nguyên tắc vàng khi bảo quản thức ăn vào mùa hè tránh bị ôi thiu

Mẹo vặt cuộc sống9 Tháng năm, 2023

Vào mùa hè, thực phẩm dễ bị thiu, hư hỏng do nhiệt độ cao khó bảo quản. Vì vậy, bài viết này Lợi Hào Gia sẽ chia sẻ đến bạn cách bảo quản thức ăn vào mùa hè. Cùng theo dõi nhé!

Cách bảo quản thức ăn vào mùa hè

Dưới đây là một số nguyên tắc bảo quản thực phẩm trong mùa hè, giúp gia đình bạn tránh được nguy cơ nhiễm bệnh do vi khuẩn gây nên.

Thực phẩm tươi sống

bảo quản thức ăn vào mùa hè

Không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm tươi sống, tốt nhất ăn lúc nào thì mua lúc ấy.

Để tiết kiệm thời gian, các mẹ thường mua lượng lớn thức ăn đủ cho vài ngày. Tuy nhiên việc phân loại và cất giữ thực phẩm số lớn không phải đơn giản. Vậy nên, cách tốt nhất là bạn dành ra ít thời gian để đi chợ và mua thức ăn đủ dùng trong ngày. Thực phẩm trong ngày vừa đảm bảo được giá trị dinh dưỡng, lại vừa an toàn.

Thực phẩm đông lạnh

Khi mua thực phẩm đông lạnh, bạn xem kỹ hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản sản phẩm để lưu trữ hợp lý. Thực phẩm trữ mát: thịt nguội hay giò chả… trữ đông từ 0 – 5oC. Thực phẩm đông lạnh: chả giò, thủy hải sản bạn trữ đông từ -25 độ -18 độ C.

Rau củ quả trái cây

 bảo quản thức ăn vào mùa hè

Bảo quản thực phẩm mùa hè đúng cách có thể giúp bạn tiết kiệm tiền và ngăn ngừa trái cây, rau củ quả bị thối rữa nhanh chóng. Không những vậy, bảo quản sai cách còn làm mất đi các dưỡng chất cũng như phát sinh nhiều độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số cách bảo quản rau củ quả các mẹ cần lưu ý:

  • Nấm: Các loại nấm như nấm hương, nấm kim châm, nấm bạch tuyết… lưu trữ trong 3-5 ngày, không đặt trong túi nhựa vì sẽ bị chua và khô.
  • Ớt chuôn: Có thể giữ được thời gian ngắn trong tủ lạnh nhưng sẽ mất đi lượng đường trong vài ngày.
  • Bắp ngô: Dễ bị mất lượng đường và hạt sẽ dễ bị cứng. Nên dùng càng sớm càng tốt.
  • Súp lơ, su hào, cải xanh và xà lách: Có thể trữ được từ vài ngày tới 1 tuần nhưng tốt hơn là sử dụng ngay để có được lượng Vitamin tốt nhất.
  • Xoài: Có thể trữ được vài ngày nhưng sẽ mất độ ngon nếu trữ quá lâu.
  • Với các loại quả: Một số loại như cam, đu đủ, bưởi, mít, hồng xiêm có thể trữ khoảng từ 3-5 ngày.
  • Các loại quả vỏ cứng như sầu riêng, măng cụt… có thể giữ được trên 1 tuần.

Thức ăn đã nấu chín

Nếu thời tiết mát mẻ, những loại thức ăn đã qua chế biến có thể để được từ 4 – 6 giờ, nhưng vào mùa nóng thì sẽ dễ bị ôi thiu nếu không bảo quản tốt. Với cơm, tốt nhất là nấu bữa nào dùng hết bữa nấy. Tuy nhiên, khi phải để lại, bạn cần chú ý không để các món ăn khác dính vào phần cơm. Cơm dùng xong để chỗ thoáng mát, đậy bằng rổ thưa hoặc bỏ vào tủ lạnh và ngăn mát.

Thức ăn nấu xong bạn nên ăn ngay. Nếu còn, cho ra bát để riêng, không cho phần thức ăn còn thừa vào nồi trở lại.
Các món tái cần hạn chế trong thực đơn ngày nóng. Không dùng chung đĩa và chung thớt để đựng hoặc chế biến thực phẩm tươi sống hay đã nấu chín.

Với những loại thức ăn đã nấu chín, nếu dùng không hết mà muốn để lại thì bảo quản thức ăn vào mùa hè tốt nhất là nấu sôi trở lại. Sau đó mở nắp, làm nguội và cho vào hộp cất vào tủ đông. Khi dùng lại những loại thực phẩm này, bạn nên nấu sôi lại lần nữa để tiêu diệt vi khuẩn đã xâm nhập vào trong thức ăn và không nên tiếp tục lưu trữ lại lần thứ 2.

Bảo quản thức ăn trong hộp kín

bảo quản thức ăn vào mùa hè

Bạn phải biết cách bảo quản thực phẩm mùa nóng để dùng trong thời gian dài. Do vậy, nên cất thức ăn còn thừa vào hộp đựng đậy kín và cho vào tủ lạnh để tránh vi khuẩn xâm nhập vào. Cố gắng tránh cất thức ăn trong hộp lớn. Thay thế bằng các loại hộp nhỏ để cất từng phần đồ ăn. Vì khi bạn để đồ ăn trong hộp to, thức ăn mở đi mở lại nhiều lần và dễ hỏng.

Trên đây là những mẹo nhỏ để bạn bảo quản thức ăn vào mùa hè an toàn, tránh bị ôi thiu và hư hỏng. Hi vọng các mẹ sẽ nắm được các bảo quản thức ăn hiệu quả vào những ngày hè oi bức.